Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận hoặc lan tỏa toàn bộ thận. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính.
VIÊM THẬN BỂ THẬN - BỆNH HỌC THẬN TIẾT NIỆU
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1.1. Định nghĩa
Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân
do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng
có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận
hoặc lan tỏa toàn bộ thận. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính.
1.2. Đặc điểm của viêm thận bể thận
- Về nguyên nhân : Vi trùng gây tổn thương trực tiếp,
ngoài ra còn có yếu tố thuận lợi là ứ nước tiểu.
- Về giải phẩu bệnh : Kết hợp tổn thương bể thận, đài
thận và nhu mô thận mà tổn thương nhu mô là chính.
- Về diễn biến : Viêm thận bể thận hay tái phát, âm ỉ,
nếu điều trị không dứt điểm thì viêm thận bể thận cấp dễ trở thành mạn tính.
- Viêm thận bể thận là bệnh lý thường gặp cuả hệ thống thận
tiết niệu. Viêm thận bể thận chiếm 15-40% các bệnh thận và 80% là nữ giới,
trẻ em người già đều có thể bị bệnh. Riêng viêm thận bể thận cấp chiếm
khoảng 0,2-0,4% các bệnh trong khoa Nội chung ở Bệnh viện Trung Ương Huế.
Viêm thận bể thận cấp thường thấy xảy ra ở lứa tuổi 20-50 tuổi, nữ nhiều hơn
nam và có đến 92% bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố thuận lợi. Viêm thận bể
thận mạn xảy ra nhiều ở lứa tuổi 40-70 tuổi. Theo tác giả Nguyễn Văn Xang,
Viêm thận bể thận mạn chiếm 30% các bệnh thận mãn tính.
3.1. Vi trùng
Các tác nhân gây bệnh viêm thận bể thận ngày nay được xác định
không chỉ giới hạn ở nhóm vi khuẩn mà còn có cả nấm, ký sinh trùng, virus.
Các tác nhân gây bệnh sau có thể được phát hiện khi phân lập
:
- Escherichia Coli, Proteus Mirabilis, Enterobacter,
Klebsiella, Tụ cầu vàng, Pseudomonas, Serratia, trực khuẩn lao, Chlamidia
Trachomatis, Ureaplasma Urealyticum, lậu cầu.
- Candida Albicans, Candida Tropicalis, Adenovirus, Cytomegalo
virus (CMV).
Đường vào của nhiễm trùng :
- Đường ngược dòng chiếm đại đa số trường hợp (97%), vi khuẩn
sẽ xâm nhập từ dưới lên qua đường niệu đạo. Sự xâm nhập của các tác nhân gây
bệnh được làm dễ bởi trào ngược bàng quang-niệu quản.
- Đường máu: Chưa đến 3% trường hợp, vi khuẩn đến định vị tại
thận thứ phát sau nhiễm trùng huyết.
3.2. Yếu tố thuận lợi
- Trẻ em: Dị dạng bẩm sinh niệu quản, giãn bể thận.
- Người già: U xơ hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
- Phụ nữ có thai: Tử cung lớn đè vào niệu quản ở những tháng
cuối gây ứ nước bể thận - niệu quản, giảm nhu động niệu quản do progesterone
tăng.
- Người lớn: Sỏi thận tiết niệu, hẹp niệu đạo, trào ngược bàng
quang-niệu quản, đái tháo đường.
- Các thủ thuật: thông tiểu, soi bàng quang, các nguyên nhân
trên sẽ làm ứ nước tiểu, làm dễ nhiễm trùng và duy trì nhiễm trùng.
4.1. Giải phẫu bệnh
- Thận hơi lớn vì xung huyết, phù nề tổ chức kẻ của thận.
- Xâm nhập bạch cầu đa nhân, tế bào lympho ở tổ chức kẻ.
- Cầu thận, ống thận, mạch thận không hoặc rất ít tổn thương.
- Tổn thương thường khỏi hẳn hoặc cũng có thể để lại sẹo xơ và
các cầu thận ở vùng này bị mất chức năng.
- Thể nặng có thể áp-xe hóa gây mủ thận.
4.2. Triệu chứng
4.2.1. Lâm sàng
- Hội chứng nhiễm trùng:
+ Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động.
+ Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn.
+ Mạch nhanh, huyết áp bình thường.
- Đau
+ Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên.
+ Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên dữ dội, có khi
lan xuống bàng quang, đùi (cơn đau quặn thận).
+ Khám có thể thấy thận lớn, ấn đau tức, có dấu chạm thận.
- Hội chứng kích thích bàng quang:
+ Thường gặp tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.
+ Đau vùng hạ vị, ấn điểm bàng quang đau.
- Hội chứng nước tiểu:
+ Nước tiểu đục, tiểu ra mủ hoặc đôi khi có thể tiểu ra máu.
4.2.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu :
+ Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, lắng máu tăng.
+ Có thể có nhiễm trùng máu, cấy máu dương tính.
+ Urê, creatinin máu bình thường, nếu tăng cao là có suy thận
cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
- Nước tiểu:
+ Nhiều bạch cầu, có thể có trụ bạch cầu, tế bào mủ, hồng cầu.
+ Vi trùng thường một loại, đa số là trực khuẩn Gram âm, 80%
là E. Coli .
+ Protein niệu khoảng 1g/24 giờ.
- X quang (không chuẩn bị, UIV) và siêu âm thận tiết
niệu : Giúp phát hiện các yếu tố thuận lợi: sỏi, các dị tật bẩm sinh hệ tiết
niệu, hình dáng kích thước thận.
- Chụp cắt lớp tỉ trọng (TDM, CT-Scanner) : Cho thấy
những vùng giảm tỷ trọng, xuất hiện sẹo võ thận, giúp chẩn đoán những thể
không điển hình, đánh giá độ trầm trọng và tiên lượng.
4.3. Tiến triển và biến chứng
4.3.1. Tiến triển
Viêm thận bể thận cấp không có yếu tố thuận lợi: tiến triển
thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều. Các triệu chứng lâm sàng
sẽ giảm nhanh, nước tiểu trở về bình thường sau 1-2 tuần.
Viêm thận bể thận cấp có yếu tố thuận lợi làm nghẽn đường tiểu
gây ứ nước tiểu như sỏi, u xơ tiền liệt tuyến.
Điều quan trọng là phải loại bỏ được các yếu tố này, và nếu
điều trị không đủ liều, không đủ lâu thì bệnh có thể tái phát nhiều lần, trở
thành mạn tính đưa đến tăng huyết áp, cuối cùng là suy thận.
4.3.2. Biến chứng
Thường do điều trị muộn, độc tính vi trùng cao gây tổn thương
thận nặng, cơ địa xấu, sức đề kháng cơ thể kém.
- Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng : Có thể tử vong, cấy máu
dương tính cùng một loại vi trùng với cấy nước tiểu.
- Áp xe thận hoặc quanh thận : Chẩn đoán dựa vào siêu âm thận,
CT-Scanner giúp định vị chính xác ổ áp xe.
- Tình trạng kháng kháng sinh : Một phần do bản chất loại vi
trùng đa đề kháng, một phần do dùng kháng sinh không phù hợp, không đủ liều
và không đủ lâu.
- Viêm thận bể thận khí thủng : Hiếm, gặp ở những bệnh nhân đái
tháo đường (70%), chẩn đoán dựa vào siêu âm thận thấy các túi hơi ở trong
nhu mô thận.
4.4. Chẩn đoán
4.4.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Sốt rét run, đau hố sườn lưng, tiểu đục, thận lớn.
- Nước tiểu: Cấy nước tiểu trên 100.000 khuẩn lạc /ml, nước
tiểu nhiều bạch cầu.
4.4.2. Tìm các yếu tố thuận lợi:
Sau đặt sonde tiểu, có sỏi hệ tiết niệu, phụ nữ có thai, u xơ
tiền liệt tuyến,... các yếu tố này thường được phát hiện nhờ X quang và siêu
âm thận tiết niệu.
4.4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm thận bể thận bên phải: cần phân biệt với ruột thừa viêm
hoặc viêm túi mật cấp.
- Ở phụ nữ: với triệu chứng đau cần phân biệt với viêm phần
phụ, thai ngoài tử cung.
Trong các trường hợp trên phân biệt chủ yếu dựa vào xét nghiệm
nước tiểu.
- Phân biệt viêm thận bể thận cấp với đợt cấp của Viêm thận bể
thận mạn: dựa vào tiển sử, thăm dò bằng Xquang, siêu âm thấy thận teo nhỏ
không đều hai bên, bờ gồ ghề.
4.5. Điều trị
4.5.1. Kháng sinh
- Chọn kháng sinh : Tốt nhất là theo kháng sinh
đồ.
- Khi chưa có kháng sinh đồ thì chọn kháng sinh :
+ Có tác dụng với vi trùng Gr(-), chú ý tỷ lệ hiện nay đề
kháng với Ampicilline (25- 30%).
+ Có tác dụng diệt khuẩn, đạt đỉnh huyết thanh nhanh, nồng độ
cao trong nhu mô thận, đào thải chủ yếu qua nước tiểu.
- Kháng sinh đáp ứng các yêu cầu trên là :
+ Aminopénicillines: Dùng đơn độc hay phối hợp với Acide
clavulanique.
+ Aminoglycosides: Đơn độc hay phối hợp với aminopénicillines.
+ Aztréonam, Cephalosporines thế hệ 2 hoặc thế hệ 3…
+ Cotrimoxazole, Fluoroquinolones.
- Thời gian điều trị
+ Từ 2-6 tuần, phụ thuộc vào:
+ Có hoặc không có yếu tố thuận lợi, biến chứng.
+ Cơ địa, độ trầm trọng lâm sàng.
+ Triệu chứng sinh học và nhất là thăm dò hình thái.
- Liều lượng và cách dùng : Dùng một loại kháng sinh
hoặc kết hợp hai loại trong những ngày đầu hoặc suốt liệu trình; đường uống
hoặc đường ngoài tiêu hóa.
+ Amoxicilline - acide clavulanique: 1,5g/ngày.
+ Gentamycine 1mg/kg/8 giờ.
+ Aztréonam: 1g/mỗi 12 giờ.
+ Ceftriaxone 2g/ngày.
+ Cotrimoxazole: 960mg x 2v/ngày.
+ Ofloxacine: 200mg x 2v/ngày.
4.5.2. Điều trị triệt để các yếu tố thuận lợi : Sỏi, u xơ tiền
liệt tuyến... để loại bỏ nguyên nhân làm ứ nước tiểu.
- Ăn nhẹ, uống nhiều nước.
- Trường hợp nhiễm trùng nặng, mất nhiều nước: phải bù nước
điện giải bằng đường tĩnh mạch.
4.5.3. Phòng bệnh
- Giáo dục bệnh nhân bị sỏi thận tiết niệu có hướng đề phòng.
- Chế độ ăn uống.
- Khám định kỳ, phát hiện nhiễm trùng tiềm tàng để điều trị dứt
điểm. Vệ sinh bộ phận tiết niệu sinh dục.
- Tránh các thủ thuật : Thông tiểu, soi bàng quang khi không
cần thiết.
5.1. Giải phẫu bệnh
5.1.1. Đại thể
- Thận teo nhỏ, cả hai bên nhưng không cân xứng hoặc chỉ teo
một bên.
- Bờ thận gồ ghề, lồi lõm không đều.
- Đài bể thận bị biến dạng, co kéo, méo mó.
- Có khi thận là những ổ mủ hoặc một bọc mủ.
5.1.2. Vi thể
- Xơ hóa tổ chức kẻ, xâm nhập nhiều tế bào lympho, tương bào,
bạch cầu đa nhân.
- Nhiều ống thận bị phá hủy, phần còn lại giãn rộng.
- Cầu thận bị hyalin hóa, mất hình thể bình thường hoặc bị tổ
chức xơ bao quanh ngoài màng Bowman, hoặc trong màng Bowman.
- Mạch thận bị xơ cứng, chèn ép bởi tổ chức xơ.
5.2. Triệu chứng học
5.2.1. Tiền sử : Bệnh nhân thường có nhiễm trùng hệ tiết niệu
tái phát nhiều lần, có yếu tố thuận lợi làm nghẽn, ứ nước tiểu: sỏi, u xơ
tiền liệt tuyến, dị dạng đường tiết niệu...
5.2.2. Triệu chứng lâm sàng
- Có thể có hội chứng bàng quang: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu
đục, tiểu máu.
- Không phù, trái lại có dấu hiệu da khô, đàn hồi giảm, kiểu
mất nước.
- Chỉ phù khi có suy thận nặng, dinh dưỡng kém.
- Đau ê ẩm vùng hông lưng, 1 hoặc 2 bên.
- Tiểu nhiều, tiểu đêm.
- Thiếu máu, tăng huyết áp thường xuất hiện muộn.
5.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng
- Nước tiểu:
+ Protein < 1g/24h.
+ Bạch cầu > 6000/phút hoặc > 5/vi trường ở vật kính 40.
+ Vi trùng > 105/ml.
+ Khả năng cô đặc nước tiểu giảm sớm : làm nghiệm pháp
cô đặc thường tỷ trọng tối đa < 1,018.
+ Phân ly chức năng cầu và ống thận: khả năng cô đặc giảm, tỷ
trọng thấp, nhưng mức lọc cầu thận bình thường. Đây là dấu hiệu sớm của viêm
thận bể thận mạn.
- Khi đã có suy thận:
+ Hồng cầu, hémoglobin máu giảm.
+ Urê, crêatinin máu tăng.
- Xquang và siêu âm thận : Thận teo nhỏ không cân xứng,
bờ gồ ghề, lồi lõm không đều.
5.3. Tiến triển
- Tiến triển nói chung là chậm. Có khi hết vi trùng trong nước
tiểu bệnh vẫn tiến triển.
- Thường có các đợt kịch phát.
- Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn. Suy thận càng nhanh khi :
+ Nhiều đợt kịch phát.
+ Huyết áp tăng.
+ Dùng kháng sinh độc cho thận.
+ Không loại bỏ được các yếu tố thuận lợi: sỏi, u xơ tuyến
tiền liệt.
5.4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định : Chủ yếu dựa vào: tiền sử, triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với viêm cầu thận
thận mạn, dựa vào : Phù hay gặp hơn, tăng huyết áp xuất hiện sớm hơn
- Nước tiểu: Hồng cầu nhiều hơn bạch cầu, không có mủ
trong nước tiểu, lượng Protein niệu nhiều hơn, chủ yếu là Albumin.
- Thận nhỏ nhưng cân xứng, bờ đều.
5.5. Điều trị
- Điều trị nhiễm trùng : Chủ yếu là các đợt cấp hoặc
giai đoạn có vi trùng niệu mặc dù không có triệu chứng lâm sàng nhưng phát
hiện qua theo dõi tế bào vi trùng niệu.
- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tránh các loại kháng sinh
độc thận.
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi : u, sỏi...
- Điều trị tăng huyết áp, rối loạn toan kiềm, điện giải, thiếu
máu.
Tài liệu tham khảo :
- Giáo trình Nội Khoa - Đại học Y dược Huế.
Tài liệu tham khảo :
- Giáo trình Nội Khoa - Đại học Y dược Huế.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT VỀ BỆNH HỌC THẬN TIẾT NIỆU
- 1. HỘI CHỨNG THẬN HƯ
- 2. VIÊM CẦU THẬN CẤP
- 3. SỎI HỆ TIẾT NIỆU
- 4. BỆNH CẦU THẬN NGUYÊN PHÁT
- 5. BỆNH THẬN VÀ THAI NGHÉN
- 6. VIÊM THẬN BỂ THẬN
- 7. TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
- 8. BỆNH THẬN MẠN, SUY THẬN MẠN
- 9. BỆNH THẬN BẨM SINH VÀ DI TRUYỀN
- 10. BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH THẬN
- 11. VIÊM ỐNG THẬN CẤP
- 12. BỆNH THẬN DO THUỐC
- 13. BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Thẻ tìm kiếm :
viêm thận bể thận là gì, đại cương viêm thận bể thận, dịch tễ viêm thận bể
thận, bài giảng viêm thận bể thận, viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận
mạn, điều trị viêm thận bể thận, dự phòng viêm thận, nhiễm trùng tiết niệu,
thuốc điều trị viêm thận bể thận, các dấu hiệu lâm sàng của viêm thận.