ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ

[PDF] ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ

đề cương tư tưởng hồ chí minh pdf


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ

Tải tài liệu tại đây : HIỆN LINK TẢI

Câu I: Chứng minh sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử.

Trả lời:
1. Bối cảnh lịch sử lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. 
- Trong nước, khi thực dân Pháp xâm lược, về thực trạng kinh tế xã hội,Việt Nam lúc bấy giờ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nhưng đó là một nước độc lập, chủ quyền. Thế nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vì muốn giữ ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc đã đầu hàng thực dân Pháp. Với việc nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp hiệp ước Patơnot (6-6-1884), trên thực tế chúng ta đã mất hết thực quyền, chính quyền đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
- Thế nhưng điều đó không làm khuất phục được ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
Thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến nổ ra trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thiệt Thuật… nhưng các cuộc đấu tranh đó đều thất bại và bị dìm trong bể máu. Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù hợp với hoàn cảnh xu thế thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Chính sách khai thác thuộc địa này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hóa sâu sắc, Tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện. Cùng với ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản, các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc Tràn vào Việt Nam. Lúc này, phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổ ra như cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học.. nhưng tất cả đều thất bại.
- Khi Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên, phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã lâm vào thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa (12-1907); cuộc đấu tranh chống thuế của nhân dân Trung Kỳ bị đàn áp (4-1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01-1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các thanh niên yêu nước bị trục xuất ra khỏi nước Nhật, phong trào Duy Tân thất bại, người bị đưa lên máy bay chém người thì bị đày ra Côn Đảo… Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước một cách sâu sắc, “đen tối như không có đường ra”. Đứng trước tình hình đó, dân tộc Việt Nam cần có một người ưu tú để phất cao ngọn cờ yêu nước, tìm ra con đường cứu nước mới, giải phóng nhân tộc. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó của lịch sử.

2. Bối cảnh Quốc tế:
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị vào lúc lịch sử thế giới đã có những chuyển biến to lớn.
-Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xác lập phạm vi thống trị trên toàn thế giới. Chúng vừa tranh giành thuộc địa vừa hòa với nhau để nô dịch, đàn áp các cuộc đấu tranh của dân tộc bản xứ.
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công, chủ nghĩa xã hội đã được xác lập hiện thực trên thế giới mở ra một thời đại mới – thời đại đưa nhân loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chính Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Giống như mặt trời chói lọi. Cách Mạng Tháng Mười chiếu sang khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
-Tháng 3-1919, V.I.Lê Nin thành lập Quốc tế III ( Quốc tế Cộng Sản). Sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về cách mạng của dân tộc thuộc địa. Từ đây các dân tộc thuộc địa đã có một tổ chức ủng hộ, giúp đỡ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc.
Câu II: Trình bày những tiền đề tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời:1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:* Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, “là dòng sữa tinh thần nuôi sống dân tộc Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay và mãi mãi về sau”. Hồ Chí Minh đã viết “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Có thể nói đây là nét đặc sắc nhất trong hệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo động lực to lớn quyết định đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. Người nói “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

*Tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc tương than tương ái:
Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, trong sản xuất, trong các câu ca dao tục ngữ, trong các truyền thuyết, truyện cổ tích và trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc Việt Nam, tạo động lực to lớn để nhân dân ta đoàn kết chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc.
*Truyền thống lạc quan yêu đời:
Tinh thần lạc quan đó là cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản than mình, tin vào sự tất thắng của chân lý của chính nghĩa. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
* Dân tộc Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh, sang tạo trong chiến đấu, trong sản xuất:
Việt Nam là dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu, làm sâu sắc thêm nền văn hóa của mình. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, nhân dân ta biết chọn lọc tiếp thu, cải biến những cái hay cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình.
Ngoài ra, văn hóa dân tộc Việt Nam còn có những giá trị đặc sắc khác như: tinh thần khoan dung, nhân nghĩa, thủy chung; tinh thần trọng trí thức hiền tài… Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của những giá trị truyền thống đó.

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:* Nho giáo:
Hồ Chí Minh đã kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Nho giáo, đồng thời phê phán và loại bỏ những mặt tiêu cực trong học thuyết này.
Những mặt tích cực, hợp lý của Nho Giáo mà Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là:- Những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức cá nhân trong xã hội của Nho Giáo:
Nho giáo đã đề cập đến các phạm trù đạo đức như “tam cương, ngũ thường”; các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, trung hiếu,…. Các phạm trù đạo đức này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển, đồng thời đưa vào đó những nội dung mới để xây dựng đạo đức cách mạng – đạo đức của con người Việt Nam mới.
- Tư tưởng về một xã hội đại đồng của Khổng Tử:
Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khổng Tử vĩ đại (551 Trước CN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ khó không đều”. Chính từ tư tưởng này mà khi lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời nói của Khổng Tử để căn dặn cán bộ quản lý trong việc thực hiện phân phối sản phẩm lao động trong xã hội: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng: không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
- Tư tưởng lấy dân làm gốc:
Trong học thuyết của mình, Khổng Tử còn đề cập đến tư tưởng lấy dân làm gốc mà về sau được Mạnh Tử phát triển thành một mệnh đề hoàn chỉnh: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng sau, vua còn nhẹ hơn). Tư tưởng này được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển để xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; đồng thời, tư tưởng lấy dân làm gốc đã làm tỏa sáng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. 
- Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời:
Đó là lý tưởng về một xã hội bình dị; triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.
- Đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học, đề cao việc học, coi trọng hiền tài…
Những mặt tiêu cực hạn chế của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã phê phán và khắc phục
- Nho giáo phân chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau: người tiểu nhân và người quân tử, kẻ lao tâm và người lao lực
- Coi khinh lao động chân tay
-Tư tưởng trọng nam khinh nữ
-Hủ tục lạc hậu, tụt lùi với sự phát triển xã hội.

*Phật giáo:
Hồ Chí Minh cũng kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Phật giáo và loại bỏ những yếu tố hạn chế.
Về mặt tích cực:
-Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân
- Nếp sông có đạo đức, trong sạch, giản dị.
- Đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, lên án sự phân chia xã hội thành các giai cấp.
- Đề cao lao động dưới mọi hình thức, chống lười biếng.
Về mặt hạn chế:-Tư tưởng của Phật giáo mang tính duy tâm khó thực hiện.

*Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn:Đó chính là dân sinh, dân quyền và dân quốc, nghĩa là dân tộc thì được độc lập, dân quyền thì được tự do, dân sinh thì được hạnh phúc. Đặc biệt khi Cách Mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917), Tôn Trung Sơn đã chủ trương thân Nga, lien Cộng, phù trợ công-nông. Chính những tư tưởng tiến bộ đó của Tôn Trung Sơn mà Hồ Chí Minh từng khẳng định chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có những điều phù hợp với điều kiện nước ta.

* Văn hóa phương Tây:-Ngay từ khi học ở trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc Học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với nền văn hóa Pháp. Người nghiên cứu tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp như Rutxo, Mongtetxkio, Vonte, .. đó là những tư tưởng tiến bộ thể hiện trong các tác phẩm Tinh thần pháp luật, Khế ước xã hội hay học thuyết về tam quyền phân lập, cũng như tư tưởng Tự do- Bình đẳng- Bác ái ra đời trong Đại cách mạng Pháp năm 1789.
- Hồ Chí Minh còn nghiên cứu những tư tưởng trong Tuyên ngôn độc lập của Cách mạng Mỹ(1776); Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp (1791). Qua đó Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu về quyền con người và quyền dân tộc mà 2 cuộc cách mạng đó đã xác lập. Chính những tư tưởng này mà khi viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng quyền con người mà 2 bản Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và Pháp xác lập để nâng nó lên thành quyền của dân tộc Việt Nam.
- Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ cuộc sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong các buổi sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phobua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.

*Chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Chủ nghĩa Mac-Lê Nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh lấy thế giới quan duy vật biện chứng để xem xét những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam:
Trong hoạt động cách mạng, người luôn lấy thực tiễn để kiểm định chân lý, không tin vào những điều huyền bí, mầu nhiệm mà tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, tin vào chân lý của khoa học mà sinh thời C.Mac đã nhấn mạnh: phải lấy khoa học thay cho mộng tưởng.
- Người lấy linh hồn của phép biện chứng để xem xét giải quyết mọi vấn đề; tiếp thu và vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam
-Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mac-Lê Nin theo phương pháp nhận thức macxit; vận dụng lập trường quan điểm của Mac-Lê Nin để tự tìm những chủ trương, giải quyết, đối sách phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mac-Lê Nin xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người nhắc nhở: Học chủ nghĩa Mac-Lê Nin là phải sống với nhau có tình có lý. Nếu học Chủ nghĩa Mác mà song với nhau không có tình có lý thì không thể gọi là hiểu chủ nghĩa Mác được.
Câu III: Trình bày nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trả lời: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nội dung cốt lõi của vấn đề thuộc địa là độc lập dân tộc.
*Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người hoàn toàn khác với các học giả tư sản và các nhà tư tưởng của nhân loại, cách tiếp cận của người “hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc, quyền con người thống nhất với quyền dân tộc”- Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong 2 bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 và của Pháp 1791
* Nội dung của độc lập dân tộc:
- Đối với Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập dân tộc, xác lập chủ quyền quốc gia dân tộc là một hành động thống nhất và nhất quán, trước sau như một. Người nói “Độc lập cho dân tộc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi biết và tôi làm”-1919, Người thay mặt nhân dân An Nam gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxay để đòi những quyền cơ bản cho dân tộc Việt Nam như quyền bảo đảm về mặt pháp luật, quyền tự do đi lại, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do báo chí, tự do hội hộp, tự do giáo dục… Theo Người đó là những quyền cơ bản nhất mà mỗi dân tộc đều được hưởng.
- 1930, khi sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người chỉ rõ mục tiêu chính trị của Đảng là “đánh đổ chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai…làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.- 1941, khi trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội Nghị TW thứ 8 (5/1941) và trong thư kính cáo đồng bào, Người chỉ rõ “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hết thảy” quyền lợi của một số bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong, sinh tử của dân tộc. Nếu độc lập không được giải phóng thì không những toàn thể công dân dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, quyền lợi của một số bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Từ đó người nêu ra quyết tâm “Dù có phải đốt hết cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
- Khi cách mạng tháng Tám thành công, người tuyên bố cho thế giới biết về khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành 1 nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.- 1946, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong đó khẳng định “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.-Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”Qua những nội dung cốt lõi của độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy:- Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Nếu vi phạm đến quyền đó đều sẽ bị đánh trả, những người trong nước vi phạm sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
- Nền độc lập dân tộc phải được thực thi trong hòa bình tự do. Người kiên quyết lên án độc lập giả hiệu.
- Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân. Bởi vì nếu nước độc lập chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn no mặc ấm.
Câu IV: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời: 
Quan điểm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:
-Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn lạc hậu.
-“Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,.. làm của chung”
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, “ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, không làm thì không ăn”
- Chủ nghĩa xã hội phải được thiết lập trên nền tảng Đại công nghiệp có khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghiệp nông nghiệp hiện đại. “Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dân”.
- Chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên nền dân chủ mới, xóa bỏ áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, xích lại gần nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi.
- Chủ nghĩa xã hội phải do Đảng Cộng Sản lãnh động

Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Hồ Chí Minh coi nhân dân có môt vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao với lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, dần xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất.
Đó là một xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao đỗngã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển trên nền tảng khoa học-kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội thực hiện công bằng hợp lý
Đó là một xã hội không còn áp bức, bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và nguyên tắc phân phối theo lao động. Một xã hội công bằng và hợp lý, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để kịp miền xuôi, có quan hệ quốc tế tốt đẹp.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về mặt văn hóa và đạo đức.
Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển xã hội và tự nhiên.
- Chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. 
Như vậy theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, đạo đức, văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được nguyện vọng thiết tha của loài người.
Câu V: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trả lời:
Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thể hiện:
- Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa Mác- Lenin đối với cách mạng nói chung và đối với sự hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng.
- Đánh giá cao vị trí vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào công nhân. Giai cấp công nhân lúc bấy giờ tuy còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn yếu nhưng họ vẫn giữ vai trò cách mạng vì:
+Đó là giai cấp tiên tiến nhất đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới.
+Đó là giai cấp có tinh thần cách mạng kiên quyết triệt để nhất, có tổ chức kỹ luật cao.
+Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng tư tưởng.
-Phong trào yêu nước là một thành tố quan trọng trong việc ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì:
+Phong trào yêu nước có vị trí vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
+Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là nhân tố chủ đạo quyết đính sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân hàng nghìn năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì nó đều có mục tiêu chung.
Phong trào công nhân từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Cơ sở của sự kết hợp từ đầu, liên tục, chặt chẽ giữa 2 phong trào này do cơ bản cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc và tay sai, cả 2 phong trào đều có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước giàu mạnh. Khác với những người cộng sản Phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Leenin , từ giác mộ dân tộc đến giác mộ giai cấp.
+ Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hai giai cấp này hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng.
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trí thức Việt Nam là người châm ngòi nổ cho các phong trào yêu nước giải phóng dân tộc. Họ cũng rất nhạy cảm chủ động và có cơ hội đón nhận những luồn gió mới của tất cả các trào lưu tư tưởng trên thê giới vào Việt Nam.
Quy luật về sự hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam là một luận điểm cực kỳ sáng tạo (bổ sung chủ nghĩa yêu nước vào các thành tố kết hợp và đề cao vai trò trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam), có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với cách mạng nước ta mà còn ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới.
Thực tiễn cho thấy, khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1925 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo xu hướng vô sản. Khi phong trào lên cao đòi hỏi phải có đảng tiên phong dẫn đường. Đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dân vì mục tiêu giành độc lập và xây dựng xã hội mới.
Câu VI:Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung và hình thức của đại đoàn kết dân tộc.
Trả lời:
* Nội dung đại đoàn kết dân tộc
Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân- Cơ sở: 
+Xuất phát từ nhận thức cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, muốn có sức mạnh từ lực lượng quần cúng đông đảo nhất để tham gia vào tiến trình thay đổi xã hội cũ bằng một xã hội tiến bộ đòi hỏi lực lượng đó phải có hành động tự giác, phải được giác ngộ, giáo dục và tổ chức thành một khối. Đó là khối đại đoàn kết dân tộc.
+Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là tòan thể con dân Việt Nam có lòng yêu nước, trừ một bộ phận ôm chân đế quốc, phản bội lại quyền lợi của nhân dân, là “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt “ già, trẻ, gaí trai, giàu , nghèo, quý tiện”.
+Dân và nhân dân trong tư tưởng HCM vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân. 
- Đại đoàn kết toàn dân-đại đoàn kết dân tộc: 
+ Đoàn kết là tập hợp tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
+ Đoàn kết không những rộng rãi mà còn phải lâu dài.
+ Đoàn kết không những để đấu tranh cho độc lập dân tộc thống nhất đất nước mà còn để xây dựng xã hội, đất nước giàu mạnh.
+ Đoàn kết phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc. Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Các tầng lớp nhân dân ta: công-nông, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, tín ngưỡng,.. ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà, giúp chính quyền giữ trật tự an ninh, tăng cường đoàn kết.
Đoàn kết đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào con người.
- Truyền thống yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước tạo nên ý chí kiên cường bất khuất, đã trở thành chủ nghĩa yêu nước mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình cảm cố kết cộng đồng dân tộc, tình thương yêu con người và hướng con người đến cuộc sống đạo lý. Truyền thống đó đã trở thành triết lý nhân sinh, là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
-Để thực hiện đoàn kết cần phải có lòng khoan dung độ lượng đối với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, cho nên vì lợi ích của cách mạng cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi người để có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
- Phải đoàn kết một cách thực sự. Người viết: “ Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Rồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa 
họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.
- Đoàn kết là sự tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc, thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với con người, chứ không phải là một sách lược nhất thời, hay một thủ đoạn chính trị mà đó là một chiến lược lâu dài của cách mạng. 
* Hình thức khối đại đoàn kết dân tộc: Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất.
- HCM là người sáng lập mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn kết toàn dân để cứu nước nhà. Mặt trận là lực lượng to lớn bao gồm các giai cấp và các lực lượng, cá nhân yêu nước. Mặt trận phải đoàn kết các đảng phái, các nhân sĩ, các tôn giáo. Mặt trận từ khi ra đời đến nay, tùy theo nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ cách mạng khác nhau mà có những tên khác nhau nhưng bản chất, mục đích lý tưởng của Mặt trận thì không thay đổi, đó là đoàn kết toàn dân đấu tranh để giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh.
+1930: Hội phản đế đồng minh
+1936: Mặt trận dân chủ
+1939: Mặt trận nhân dân phản đế 
+1941:Mặt trần Việt Minh
+1946: Mặt trận Liên Việt
+1960: Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam
+1975 đến nay: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 thành viên không thể thiếu của Mặt trận, nhưng là thành viên lãnh đạo đối với Mặt trận.
Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất:
1.Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN
-Đoàn kết rộng rãi mọi người VN yêu nước, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,…..tạo thành 1 khối đoàn kết chặt chẽ có tổ chức.
Đoàn kết rộng rãi nhưng phải lấy liên minh công nông, trí thức làm nền tảng và do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nói: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông nhân và tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Người nói: “Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì ý chí cách mạng của học chắc chắn và bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác”.
- Tuy nhấn mạnh vai trò nòng cốt của liên minh công nông nhưng Người cũng luôn luôn chống lại khuynh hướng hẹp hòi, cô độc, đồng thời đề cao sự cần thiết mở rộng đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác nhất là với trí thức.
-Sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận dân tộc thống nhất là 1 tất yếu vì chỉ có Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin mới đánh giá đúng vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử, chính Đảng ta đã đứng ra lập các hội quần chúng và đưa vào tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất. Đối với HCM sự lãnh đạo này vừa là tất yếu vừa có điều kiện . . Năm 1939, HCM chỉ rõ “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới dành được địa vi lãnh đạo”.
2.Mặt trận dân tộc phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của tầng lớp nhân dân.
-Ngay từ bài xã luận trên báo Thanh niên số đầu tiên, Người đã chỉ rõ: chỉ có thể đoàn kết nếu có chung một mục đích,chung số phận. Nếu không suy nghĩ như nhau, không theo đuổi mục đích chung,không có chung số phận, thì cho dù có kêu gọi đoàn kết, đoàn kết cũng vẫn không thể có được. Mặt trận tập hợp đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp vốn có lợi ích chung và lợi ích riêng rất khác nhau. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc trước hết phải được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao cuả dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.
- HCM luôn lấy cái chung, cái tương đồng để khắc phục cái riêng cái khác biệt, lấy tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” làm mẫu số chung để thực hiện đại đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, đấu tranh cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc .
-Bên cạnh HCM vẫn quan tâm thích đáng đến lợi ích của giai cấp tư sản dân tộc, trí thức và các nhân sĩ tiến bộ.
3. Mặt trận dân tộc phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày rộng rải bền vững.
-Các thành viên tham gia Mặt trận trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, địa vị bình đẳng và tính độc lâp về tổ chức của mỗi thành viên được tôn trọng.
-Trong sinh hoạt và hoạt động thì mỗi thành viên tự do trình bày ý kiến của mình, cùng trao đổi, bàn bạc thương lượng đi đến thỏa thuận tự nguyện, không áp đặt, không lấy đa số buộc thiểu só chấp nhận. nếu có ý kiến khác nhau trên những vấn đề cụ thể thì tiến hành thỏa thuận, phân tích làm rỏ đúng sai. Mục tiêu của hiệp thương dân chủ là đi tới thỏa thuận chương trình hành động chung.
-Trong chương trình hành động chung đã được thỏa thuận, các thành viên có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong quá trình tổ chức thực hiện và không có gì cản trở các thành viên khác thực hiện những điểm của chương trình hoạt dộng mà riêng mình chưa tán thành.
4.Mặt trân dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẻ, lâu dài, đoàn kết thật sự chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Mặt trận lấy tuyên truyền giáo dục, vận động, thuyết phục làm phương thức chủ yếu, vừa đoàn kết vừa đấu tranh, lấy chân thành tin yêu để cảm hóa, thực hiện hợp tác lâu dài,giúp đở nhau cùng tiến bộ.
-Công tác Mặt trận thực chất là công tác dân vận, do đó phương thức hoạt động chủ yếu là vận động thuyết phục để khêu gợi tính tự giác cách mạng của quần chúng nhân dân.
-Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là thành viên của Mặt trận, vì vậy Đảng có trách nhiệm trình bày các chủ trương, chính sách của mình với mặt trận, cùng các thành viên khác bàn bạc hiệp thương dân chủ để tìm ra giải pháp tích cực, phối hợp thống nhất hành động nhằm phát động toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
-Phải tranh thủ lôi kéo được các lực lượng trung gian đứng về phía cách mạng, quyết không để cho kẻ địch có thể lợi dụng. Đó là các tầng lớp nhân trên, các nhân sĩ trí thức có danh vọng các viên chức cao cấp, người đứng đầu các tôn giáo già làng, trưởng bản có uy tín trong các dân tộc thiểu số kể cả những người nhất thời lầm lạc..
Điều kiện để lôi kéo được họ là đòi hỏi cán bộ đảng viên làm công tác mặt trận phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung độ lượng, khắc phục thiên kiến hẹp hòi, thiển cận.
Câu VII: Phân tích nội dung TTHCM về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước VN hiện nay?
Trả lời:
* Quan điểm cuả HCM về xây dựng một Nhà nước thực sự do nhân dân lao động là chủ và làm chủ
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai? Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, HCM chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Sau khi giành độc lập, Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân,... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau giữa Nhà nước ta với Nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.
Nhà nước của dân là một Nhà nước thể hiện đầy đủ tư tưởng bao nhiêu quyền hạn đều của dân, nhân dân là chủ thể quyền lực của Nhà nước, nguồn gốc của quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Điều 1 Hiến pháp nước VNDCCH năm 1946 viết: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Điều 32 viết: Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết..., thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.
Theo HCM, trong nhà nước của dân, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, mà trước hết là quyền bầu ra Nhà nước, bầu ra chính quyền các cấp. Nhà nước chỉ là tổ chức do dân lập ra để thực hiện quyền lực của nhân dân. Chủ trương tổng tuyển cử của HCM thể hiện rõ tinh thần đó: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân.”
TTHCM về nhà nước của dân không chỉ bao hàm ý nghĩa nhà nước do dân tín nhiệm bầu ra, mà còn là dân phải kiểm soát nhà nước. Người đã từng nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là : người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của nhân dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của nhân dân, chỉ là công bộc của dân.
Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn bầu ra những vị đại đại biểu của mình, được dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động. Do đó, HCM yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn. HCM khẳng định: mỗi người có trách nhiệm ghé vai gánh vác một phần vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Nhà nước do dân phản ánh mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước, HCM khẳng định: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”; lực lượng bao nhiêu đều ở dân hết, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Nhà nước do dân tức là công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân. Do đó, phải phát huy được vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả, nhất định phải dựa vào lực lượng của dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. Nhà nước do dân trong TTHCM là dân tự làm, tự lo thông qua các mối quan hệ xã hội, qua các đoàn thể chứ không phải do nhà nước bao cấp, lo thay dân. Chức năng của nhà nước là điều hành vĩ mô, Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động. Chính vì vậy mà Nhà nước do dân Nhà nước tin dân và dân tin Nhà nước.
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm, chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”
Nhà nước vì dân là nhà nước làm lợi cho dân, theo HCM không chỉ làm lợi cho dân, mà còn phải yêu dân, kính dân, “chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Nhà nước vì dân là nhà nước đưa ra mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của pháp luật từ TW xuống địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích lâu dài, cả lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội trong sự kết hợp hài hòa. Nhà nước vì dân phải “Làm cho dân có ăn...Làm cho dân có mặc... Làm cho dân có chỗ ở... Làm sao cho dân có học hành”. Nhà nước vì dân là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước dân, Người nói: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Nhà nước vì dân là nhà nước sống trong lòng dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
* Ý nghĩa đối với xây dựng là hoàn thiện Nhà nước Việt Nam hiện nay
Quan điểm của HCM trở thành cơ sở lý luận để xây dựng một Nhà nước thực sự dân chủ, của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam
Nhà nước là công cự làm chủ của nhân dân; mở rộng dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở ; bảo đảm thực hiện tốt quyền là nghĩa vụ công dân; mọi chính sách phải hướng vào cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. 
Quan điểm của HCM trở thành cơ sở lý luận để xây dựng một nhà nước thực sự DC, của dân, do dân, vì dân.
a) Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân
Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, việc mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống. Như thế mới đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao...
b) Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước
Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực cho nhân dân và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng,...Chú trọng và tiến hành thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức.
c) Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở những nội dung như: Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bằng cách Đảng lãnh đạo bằng đường lối; bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan Nhà nước; bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong bộ máy Nhà nước; bằng công tác thanh tra, kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước.
d) Đối với sinh viên
- Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập nhà nước kiểu mới Việt Nam. Đó là mộ nhà nước DC, của dân, do dân, vì dân.
- Nhận thức được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta.
- Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, tham gia xây dựng Nhà nước ta ngày càng trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ.
Câu VIII: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “Trung với nước hiếu với dân “và “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Trả lời: 
Trung với nước, hiếu với dân 
Trong mối quan hệ đaọ đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung,hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt nam và phương đông, song có nội dung hạn hẹp, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ:”trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm cũ và đưa vào nội dung mới: ”Trung với nước, hiếu với dân“, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Trung với nước: là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì CNXH, Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ đất nước. Đây là chuẩn mục đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hiếu với dân: thể hiện rõ ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân,lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm rõ dân tình, hiểu rõ dân tâm, thương xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. 
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 
Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người.Hồ Chí Minh cũng dùng phạm trù đạo đức cũ, lọc bỏ những nội dung lạc hậu, đưa vào những nội dung mới đáp ứng nhu cầu cách mạng. 
+ Cần: là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch , sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Làm việc có khoa học có trí tuệ. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Cần còn có nghĩa là phải duy trì thường xuyên và liên tục. 
+ Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của nhân dân, của đất nước,của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; ”không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, nhưng không phải là bủn xỉn. Kiệm trong tư tưởng của người đồng nghĩa với năng suốt lao động cao. Theo Hồ Chí Minh, “Cần” phải đi liền với “Kiệm”, cần mà không kiệm cũng giống như “gió vào nhà trống”, ”thùng không đáy”. Người yêu cầu mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội đều phải thực hiện cần, kiệm. Một dân tộc cần biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần , một dân tộc văn minh tiến bộ. 
+ Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình. Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng 
+ Chính: là không tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc. 
- Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở. 
- Đối với người: không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. 
- Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc cho dân cho nước. 
- Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người. Người viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. Bác cũng nhấn mạnh: Cần, kiệm, liêm ,chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Cần , kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc.
+ Chí công vô tư: là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. Thực hành “chí công vô tư” là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đưc cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sang nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách.
Câu IX: Phân tích quan điểm HCM về văn hóa giáo dục. Nêu ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Trả lời
-Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
- Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo dục mới. Nó thực sự ra đời từ CM T8 thành công và phát triển cùng sự nghiệp CM của dân tộc. Nền giáo dục đó sẽ “...làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
-HCM xác định: xây dựng một nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa chiến lược, vì nó làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước VN độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.
-Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Người đã đưa ra hệ 
thống quan điểm định hướng cho nền Giáo dục Việt Nam: Giáo dục toàn diện; Giáo dục tiên tiến; Giáo dục toàn dân; Giáo dục nhằm đào tạo con người mới XHCN.
* Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục. Đó là: 
-Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. 
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. 
Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”… 
- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí 
Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. 
Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”. Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng ta vạch ra trong công cuộc đổi mới. 
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân. 
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng. 
Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi. 
 Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người có ích cho xã hội, học để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao.
Giáo dục giúp đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh; mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Để thực hiện phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của đất nước.
* Nội dung giáo dục phải toàn diện: bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động… Nghĩa là phải thực hiện giáo dục toàn diện. Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
* Phương châm, phương pháp giáo dục: 
Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội. Phải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng, dân chủ, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. 
Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại; “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”. 
Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó, kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh. Giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương, giáo dục phải gắn liền với thi đua. Do đó phải quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục. Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức CM, phải giỏi vè chuyên môn, thuần thục về phương pháp.Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. 
* Ý nghĩa quan điểm của HCM về văn hóa giáo dục đối với đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Cần thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục gồm:
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là mở mang dân trí, nâng cao đảng trí.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục toàn dân.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục toàn diện.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục tiên tiến hiện đại
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục đào tạo con người mới XHCN.
Câu X: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng
Trả lời:
Trong khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con ngượi thực hiện. Đây là tư tưởng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ HCM coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người “không có một trận đánh đẫm máu nào là “đẹp“ cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng sức dân, của dân, trọng người tài, đức, trân trọng “người tốt, việc tốt” dù rất nhỏ”. “máu nào cũng là máu, người nào cũng là người”. Những dòng máu đó đều quý như nhau.
+ Theo HCM, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gí mạnh bằng lục lượng đoàn kết của toàn dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có dân cũng chịu, việc khó mấy cũng có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”
-Con người vừa là mục tiêu, vừa lạ động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
+ Mục tiêu cách mạng của HCM là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người , thực hiện độc lập dân tộc và CNXH, giành độc lập dân tộc. Khi đất nước còn nô lệ lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là phải giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân thì mục tiêu là “làm sao cho nước ta hoan toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”… Nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đều phải vì dân, vì lợi ích của dân.
+ Trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Nghĩa là con người là động lực cách mạng. Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào sức mạnh của nhân dân
+ Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân HCM nhìn nhận: không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng va tổ chức. Họ phải có bản lĩnh và trí tuệ, văn hóa, đạo đức, được giác ngộ, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc VN. 
+ Khẳng định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CM thì một điều quan trọng là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
Vì vậy phải tăng cường giáo dục nhân dân, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cách mạng.
+ Giữa con người-mục tiêu và con người-động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người- động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường sức mạnh con người- động lực sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Name

1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án pdf,1,500 câu trắc nghiệm sinh lý bệnh,1,A giao kê tử hoàng thang,1,AAT,1,Acid uric,1,ACTH,1,AFP,1,ALBUMIN,1,ALDOLASE,1,ALDOSTERON,1,alpha 1 antitrypsin,1,AMONIAC,1,Amylase,1,An cung ngưu hoàng hoàn,1,An thần,6,Androstenedion,1,Antithrombin III,1,atlas mô phôi đại học y dược huế pdf,1,atlat bệnh học,2,atlat giải phẫu bệnh,1,Bạch cầu,1,Bạch hổ thang,1,Bách hợp cố kim thang,1,Bại độc tán,1,bài giảng bênh da liễu,1,bài giảng nội khoa tập 1 triệu chứng học nội khoa,1,bài giảng nội khoa tập 2 bệnh học,1,bài giảng nội khoa tập 3 điều trị,1,Bài giảng sản phụ khoa,1,bài giảng sản phụ khoa tập 2,1,bài giảng vi sinh y dược huế,1,bài giảng y học cổ truyền tập 1,1,Bài giảng y học cổ truyền tập 2,1,Bán hạ bạch truật thiên ma thang,1,Bán hạ tả tâm thang,1,Bảo hòa hoàn,1,Bệnh học lao,1,Bệnh học nội khoa,2,Bệnh học nội khoa 1,2,Bệnh học nội khoa 2,2,bệnh học nội khoa tập 1,1,bệnh học nội khoa tập 2,1,bệnh học thận tiết niệu,6,Bệnh thận đái tháo đường,1,Biggest Hole,1,Bilirubin,1,Bình can tức phong,4,block trắc nghiệm sinh lý bệnh,1,Bổ dưỡng an thần,3,Bối mẫu qua lâu thang,1,Broken Sequence,1,các bệnh da liễu thường gặp,1,CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY ÁP DỤNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG,2,cách khám lâm sàng bệnh nhân nội khoa,1,Calcitonin,1,Cam mạch đại táo thang,1,Cận lâm sàng,20,canlamsang,2,Canxi,1,Central Residence,1,Chẩn đoán và điều trị ung thư vú,1,Chân nhân dưỡng tạng thang,1,chandoanhinhanh,1,Channel Gutter,1,Châu sa an thần hoàn,1,Chi bảo đơn,1,Chi ma hoàn,1,chỉ số albumin máu,1,Chỉ thấu tán,1,Chỉ thực đạo trệ hoàn,1,Chỉ thực giới bạch quế chi thang,1,Chỉ thực tiêu bĩ hoàn,1,Chỉ truật hoàn,1,CHIZE,1,Cholesterol,1,Chữa mụn nhọt,1,Chữa sán dây,1,Chữa sốt rét,2,Chữa thấp khớp,2,chuandoanhinhanh,1,Clasping the White,1,Cloud Gate,1,cls,9,Cố băng chỉ đới,1,Cố biểu chỉ hãn,2,Cố sáp,7,Công bổ kiêm trị,2,Công hạ,3,Corticotropin,1,Creatinin máu,1,Cubit Marsh,1,Cửu vị khương hoạt thang,1,D-dimer,1,Da liễu,2,Đại định phong châu,1,Đại hoàng phụ tử thang,1,đại học y hà nội,2,Đại tần giao thang,1,Đại thanh long thang,1,Đại thừa khí thang,1,dalieu,2,Dân số học,1,ddcb,1,đề cương tư tưởng hồ chí minh,1,đề thi tư tưởng hồ chí minh,1,DHY,1,Dịch tễ,1,dichte,1,Điện tâm đồ,1,Điều dưỡng,1,Điều hòa trường vị,2,Điều trị tiền đái táo đường,1,Điều vị thừa khí thang,1,dieuduong,1,định lượng AAT,1,định lượng AFP,1,định lượng aldolase,1,định lượng amoniac,1,Độc hoạt tang ký sinh,1,Dược lý,6,dược lý DH y hà nội,1,dược lý thuốc kháng sinh,1,dược thư quốc gia việt nam 2019,1,dược thư quốc gia việt nam mới nhất,1,dược thư quốc gia việt nam pdf,1,Dược thư việt nam 2009,1,duocly,9,duoclylamsang,1,ebook bệnh học nội khoa tập 1,1,ebook bệnh học nội khoa tập 2,1,Ebook bệnh lý học nội khoa,1,Ebook dược ý,1,ebook giải phẫu y hcm,1,ebook hóa sinh,1,ebook miễn dịch,1,ebook mô phôi pdf,1,ebook nội cơ sở,1,Ebook sinh lý,2,ebook sinh lý học,1,ebook vi sinh vật,1,Erythropoietin EPO,1,Fish Border,1,Gia giảm uy duy thang,1,Gia vị tứ vật phương,1,Giải biểu,15,Giải phẫu,3,giải phẫu bệnh,2,giải phẫu bệnh thực hành,1,Giải phẫu Y dược Huế,1,Giải phẫu Y Thái Nguyên,1,giaiphau,4,giaiphaubenh,2,Giáng khí,1,giáo tình hóa sinh lâm sàng pdf 2019,1,giáo trình dược lý,1,giáo trình dược lý học pdf,1,giáo trình dược lý y hà nội pdf,1,giáo trình giải phẫu,1,giáo trình giải phẫu bệnh,1,giáo trình giải phẫu pdf,1,giáo trình hóa sinh,1,giáo trình hóa sinh y hà nội,1,giáo trình hóa sinh y học pdf,1,Giáo trình lý sinh y học đại học y hà nội pdf,1,giáo trình lý sinh y học đại học y huế pdf,1,Giáo trình Mac-Lenin,1,giáo trình miễn dịch,1,giáo trình mô phôi,1,giáo trình nội cơ sở,1,giáo trình nội khoa,1,giáo trình nội khoa y học cổ truyền,1,giáo trình sinh lý học,2,giáo trình sinh lý y hà nội,1,giáo trình sinh lý y hcm,1,giáo trình vi sinh,1,Hà nhân ẩm,1,Hành khí,5,Hậu phác ôn trung thang,1,HC,1,Heavenly Residence,1,hình ảnh thực hành mô phôi đại học y dược huế,1,Hòa giải,8,Hòa giải can tỳ,3,Hòa giải thiếu dương,1,hóa sinh,6,Hóa sinh lâm sàng,3,hóa sinh lâm sàng pdf,1,hóa sinh thực hành,1,hóa sinh y hcm,1,Hoàn đới thang,1,Hoàng liên giải độc thang,1,Hoàng liên thang,1,hoasinh,7,học viện quân y,1,Hội chứng,4,Hội chứng REYE,1,Hội chứng siêu nam,1,hội chứng thận hư,1,Hội chứng wiskott - aldrich,1,Hội chứng Zollinger Ellison,1,human anatomy atlas 3D,1,Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư,1,hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh,1,hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh pdf,1,Hương tô tán,1,Huyết áp Omron,1,Ích khí giải biểu,2,JINGQ,1,Khai khiếu,7,Khám lâm sàng bệnh nhân nội khoa,1,khoale,2,Khu hàn hóa đàm tán,1,Kiện tỳ hoàn,1,kienthuccosonganh,32,kienthucdaicuong,6,kienthucnganh,33,Kim linh tử tán,1,Kim ngân giải độc thang,1,Kim tỏa cố kinh hoàn,1,KONGZUI,1,Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn,1,Lãnh háo hoàn,1,lao,1,Lesser Shang,1,LIEQUE,1,Linh cam ngũ vị khương tân thang,1,Linh giác câu đằng thang,1,LU1,1,LU10,1,LU11,1,LU2,1,LU3,1,LU4,1,LU5,1,LU6,1,LU7,1,LU8,1,LU9,1,Lương khai,4,Lý sinh,1,lysinh,1,Ma hạnh thạch cam thang,1,Ma hoàng phụ tử tế tân thang,1,Ma hoàng thang,1,maclenin,1,Mẫu lệ tán,1,miễn dịch,1,miễn dịch học,1,miendich,1,Mô Phôi,2,mophoi,2,mophoi-giaiphaubenh,3,một số chỉ số hóa sinh thường gặp trong lâm sàng pdf,1,Ngân kiều tán,1,ngoai,3,Ngoại cơ sở,1,Ngoại khoa y học cổ truyền,1,ngoaibenhly,2,ngoaicoso,1,ngoaikhoa,2,Ngọc bình phong tán,1,Ngũ vị tiêu độc ẩm,1,Ngưu hoàng thanh tâm đơn,1,nguyên lý sử dụng thuốc kháng sinh,1,NH3,1,NH4,1,nhi,1,Nhị diệu tán,1,Nhi khoa y học cổ truyền,1,Nhị trần thang,1,nhikhoa,2,Nhuận hạ,2,Nhuận táo hóa đàm,2,những vấn đề trong sản phụ khoa,1,Noãn can tiên,1,noi,20,Nội cơ sở,2,Nội cơ sở y dược huế,1,nội khoa tập 1 pdf,1,noibenhly,16,noicoso,5,noikhoa,21,Ô mai hoàn,1,Ôn hạ,2,Ôn khai,3,Ôn tỳ thang,1,Phần mềm giải phẫu,1,Phì nhi cam tích,1,Phì nhi hoàn,1,Phong thấp,1,Phong thấp hàn,3,Phong thấp nhiệt,4,Phù chính giải biểu,1,phuchoichucnang,1,phusan,4,Quán tâm tô hợp hoàn,1,Quế chi thang,1,Quyên tý thang,1,Răng Hàm Mặt,1,Răng hàm mặt Huế,1,ranghammat,1,Sài cát giải cơ thang,1,Sâm tô tán,1,san,4,Sản khoa,3,Sản khoa hình minh họa,1,san-nhi,5,Sáp tinh,2,Sáp trường,2,SHAOSHANG,1,shou tai yin jing luo,11,Sinh học đại cương,1,sinh lý,2,sinh lý bệnh miễn dịch,1,sinhhoc,1,sinhly,2,sinhlybenhmiendich,1,slbmd,4,slide bài giảng thuốc kháng sinh,1,slide cơ chế kháng sinh,1,Sỏi hệ tiết niệu,1,Supreme Abyss,1,Tả hạ,11,TAIYUAN,1,Tâm lý học y đức,1,Tân gia hoàng long thang,1,Tân lương giải biểu,4,Tân ôn giải biểu,6,Tang cúc ẩm,1,Tăng dịch thừa khí thang,1,Tang phiêu tiêu tán,1,táo thấp hóa đàm,2,Tạp chí nội khoa,1,tạp chí nội khoa pdf 2015,1,Tê giác địa hoàng thang,1,test dược lý,1,test giải phẫu,1,test hóa sinh có đáp án,1,test hóa sinh lâm sàng,1,test ngoại cơ sở,1,test tổ chức y tế,1,test-dethi,1,testdethi,15,testdichte,1,testduocly,1,testhoasinh,1,testsinhlybenh-miendich,3,testy12,1,testy12khac,1,testy3,4,testy5,1,Thăng ma cát căn thang,1,Thanh dinh thang,1,Thanh nhiệt,6,Thanh nhiệt giải độc,3,Thanh nhiệt hóa đàm,2,Thanh nhiệt hóa đờm cao,1,Thanh nhiệt lương huyết,2,Thập táo thang,1,The Lung Channel System - Hand-taiyin,11,Thiên ma câu đằng ẩm,1,Thiên vương bổ tâm đan,1,Thông quan tán,1,Thống tả yếu phương,1,THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC,1,Thuốc biệt dược,1,thuốc biệt dược và các sử dụng pdf,1,Thuốc ho trừ đờm,1,TIANFU,1,Tiệt ngược thất bảo ẩm,1,Tiêu dao tán,1,Tiểu sài hồ thang,1,Tiểu thanh long thang,1,Tiểu thừa khí thang,1,Tiêu thực đạo trệ,5,timmach,1,Tô hợp hương hoàn,1,Tô tử giáng khí thang,1,Toan táo nhân thang,1,tochucyte,1,tổng hợp các đề thi xác suất thống kê y huế,1,tổng hợp các slide bài giảng vi sinh vật y học,1,Tổng quan hội chứng Reye,1,Tra cứu Bộ Y Tế,1,Trắc nghiệm,1,trắc nghiệm dịch tễ,1,trắc nghiệm điều cưỡng cơ bản,1,Trắc nghiệm dược lý,1,trắc nghiệm giải phẫu,1,trắc nghiệm giải phẫu học có đáp án pdf,1,Trắc nghiệm hóa sinh,1,trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng,2,Trắc nghiệm ngoại cơ sở,1,trắc nghiệm nhi khoa,1,trắc nghiệm nhi khoa từng chương có đáp án,1,trắc nghiệm sinh lý bệnh,1,trắc nghiệm sinh lý bệnh mới nhất,1,trắc nghiệm tổ chức và quản lý y tế,1,trắc nghiệm truyền thông và giáo dục sức khỏe,1,Trấn can tức phong,1,Trân châu mẫu hoàn,1,TRIỆU CHỨNG HỌC NGOẠI KHOA-ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI,1,Triệu chứng học nội khoa,1,triệu chứng học nội khoa pdf,1,Trợ dương giải biểu,1,Trọng trấn an thần,3,Trừ đàm,11,Trừ giun,4,Trừ hàn hóa đàm,3,Trừ phong,10,Trừ phong hóa đàm,2,Trục thủy,2,ttdansohoc,2,Tư âm thanh phế thang,1,Tứ diệu dũng anh thang,1,Tứ nghịch tán,1,Tứ thần hoàn,1,tư tưởng hồ chí minh,1,Tử tuyết đơn,1,tutuong,1,Ung thư dạ dày,1,ungthu,3,Vi sinh,2,viêm cầu thận cấp,1,viêm ống thận cấp,1,viêm thận bể thận,1,viêm thận bể thận cấp,1,viêm thận bể thận mạn,1,Việt cúc hoàn,1,visinh,2,visinh-kysinh,1,Xác suất thống kê,1,xacsuat,1,xét nghiệm aldosteron,1,xét nghiệm alpha fetoprotrin,1,Xét nghiệm định lượng Albumin máu,1,Xét nghiệm estrogen,1,Xét nghiệm máu,1,XIABAI,1,Xuyên khung trà điều tán,1,y dược huế,2,Y học cổ truyền,6,Ý nghĩa xét nghiệm amoniac máu,1,y1,7,y12,6,y16,13,y2,9,y3,10,y4,20,y4khac,1,y5,2,yhoccotruyen,105,YUJI,1,YUNMEN,1,ZHONGFU,1,
ltr
item
TÔI HỌC Y: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ
[PDF] ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Y DƯỢC HUẾ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIkys5vltOaR8uNNI55xHt9MMLWltJ96wuSTi_JPHJYo931vSGEGrZqvqGRiwqRnEQVH0ClPstsp86dnxhwAwhxROjsE1tvSU2xESxuPPYYyzyzG6HepWu0_WglebTbjmxP0t48l4Rt0i8/s640/tthcm.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIkys5vltOaR8uNNI55xHt9MMLWltJ96wuSTi_JPHJYo931vSGEGrZqvqGRiwqRnEQVH0ClPstsp86dnxhwAwhxROjsE1tvSU2xESxuPPYYyzyzG6HepWu0_WglebTbjmxP0t48l4Rt0i8/s72-c/tthcm.png
TÔI HỌC Y
https://www.toihocy.com/2018/07/e-cuong-on-thi-tu-tuong-ho-chi-minh-y.html
https://www.toihocy.com/
https://www.toihocy.com/
https://www.toihocy.com/2018/07/e-cuong-on-thi-tu-tuong-ho-chi-minh-y.html
true
7674046000108942300
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy